Máy nỏ bắn tên đồng. AN DƯƠNG VƯƠNG: nghiên cứu và thực nghiệm

Ngày gửi bài: 02/05/2012
Số lượt đọc: 5364

Tạp chí Xưa và Nay, SỐ 402 (4-2012)

Mũi tên chuyên dụng của nỏ. Ở Việt Nam, lẫy nỏ bằng đồng phát hiện khá nhiều trong khoảng niên đại 2300 – 1800 năm cách ngày nay. Cũng khoảng 2300 năm xuất hiện truyền thuyết nỏ thần Đông Sơn gắn với An Dương Vương, thành Cổ Loa, Cao Lỗ (Nỗ), Mỵ Châu – Trọng Thuỷ và rùa vàng (Kim Quy) và đặc biệt phát hiện hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh ở Cầu Vực trùng hợp với phát hiện xưởng đúc đồng có những khuôn đúc mũi tên ba cạnh bằng đá trong khu vực đền Thượng ở thành Cổ Loa.

Vào khoảng cuốikhung niên đại này, xuất hiện sự kiện lịch sử Khổng Minh bảy lần đánh Mạnh Hoạch – thủ lĩnh một nhóm tộc Việt cổ ở vùng Quý Châu, Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc)học được thuật chế nỏiên châu (máy nỏ bắn nhiều tên một lúc). Trong thời nhà Đườnglập An Nam đô hộ phủ và xây thành Đại La, Trương Chu cũng từng cho chế loại nỏ lớncó cánh cung đúp (Lưỡng cung nỗ) và máy nỏ có bánh xe (Xa luân nỗ) đặt trên thuyềnMông đồng. Sau này sách Tam tài đồ hội , Vũ bị chế và Vũ kinh tổng yếu đều phỏng theo mô tả vẽ lại loại nỏ này. Nhiều chiếc nỏ cá nhân còn nguyên cả phần cán gỗ sơn then và lẫy nỏ bằng đồng đã được phát hiện, cho phép hình dung chính xác những chiếc nỏ cổ thời kỳ cách chúng ta trên dưới 2000 năm. Nỏ được sử dụng rộng rãi ở cả phía nam Đông Dương và dừng lại ở khu vực phân bố cư dân ảnh hưởng đạo Hồi (Indonesia, Malaysia…) và văn hóa thổ dân Úc.

Lẫy nỏ đồng Tây Hán còn nguyên trong cán gỗ sơn then

Trong khoảng thế kỷ X – XII, máy bắn dạng nỏ được sử dụng tương đối phổ biến trong quân đội nhà Tống ở phía bắc và ở nhóm người Champa, Môn– Khơ me ở phía nam Đại Việt. Bằng chứng là những mô tả có hình vẽ trong các sách võ bị nhà Tống và hình khắc chi tiết chiến binh với máy nỏ lớn trên phù điêu Ăng Co. Những máy nỏ trong binh thư Tốngvà dạng Ăng Co đều nhằm tập trung tăng sức bật của cánh nỏ, ví dụ nỏ có hai cánhúp ngược vào nhau để tăng độ đàn hồi, thậm chí tăng đến ba bốn dàn cánh nỏ. Đây là một sáng kiến rất độc đáo. Kiểu nỏ cánh đúp Máy nỏ trong sách Vũ Kinh Tổng Yếu thời Minh. Nỏ liên châu vẽ trong sách Vũ bị chế thắng chí. này chẳng những xuất hiện ở sách sử Trung Quốc mà phổ biến ở cả Champa và Chân Lạp. Cũng khoảng thời gian này, nhà Lý và nhà Trần cũng từng phát triển loại vũ khí này. Trong trận công thành Ung, Khâm của Lý Thường Kiệt máy bắn nỏ và máy ném đạn đã được sử dụng để công thành. Trong khi chặn đánh Thoát Hoan nhà Nguyên rút theo đường sông Hồng về nước năm 1285, HàĐặc đã cùng dân binh Mường chế ra những cỗ máy nỏ lớn và khuếch trương bằng cách đục cây cắm những mũi nỏ khổng lồ dọa quân nhà Nguyên. Nỏ đã tiếp tục phát huy tác dụng cho đến cả chiến tranh chống Pháp, Mỹ gần đây. Theo thống kê của chúng tôi thìcó tới 90% các dân tộc trên đất Việt Nam sử dụng nỏ. Cùng với truyền thuyết nỏ thần, chúng ta có quyền tự hào là một dân tộc thượng võ với tài sử dụng nỏ như một vũ khí lợi hại trong chiến tranh.


Máy nỏ trong sách Vũ Kinh Tổng Yếu thời Minh.

Nghiên cứu thực nghiệm chế tạo mũi tên đồng và máy bắn nỏ

Chương trình nghiên cứu về nỏ liên châu và nỏ cá nhân thời cổ đã được Trung tâm Tiền sử Đông Nam Á (ĐNÁ) quan tâm từ nhiều năm nay. Những tư liệu liên quan đến đề tài này được thu thập trong và ngoài nước, cả tư liệu khai quật khảo cổhọc, lẫn tư liệu thưtịch cổ và dân tộc học. Kết quả nghiên cứu đã từng bước giới thiệu trên báo chí. Khi chương trình thực nghiệm nhằm phục dựng lịch sử của trung tâm ra đời, máy nỏ liên châulà một trong những nội dung được ưu tiên. Kết hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việ Nam, Bảo tàng Vũ khí, Trung tâm Tiền sử ĐNÁ tiến hành phục dựng và thực nghiệmbắn nỏ liên châu (còn gọi là nỏ máy, nỏ cần đông người để phục vụ) và nỏ cá nhân thời cổ đại.

Nguyên tắc chỉ đạo khoa học cho đề tài này dựa trên các tài liệu khảo cổ học là chính. Các tư liệu thư tịch cổ, dân tộc học và khảo cổ học so sánh hỗ trợ hoàn thiện những thiếu hụt của thông tin khảo cổ học. Mũi tên đồng Cổ Loa và lẫy nỏ đồng đươngthời là hai tư liệu khảo cổ rất quan trọng. Đã có nhiều thảo luận xoay quanh niên đại hàng vạn mũi tên đồng ba cạnh đào được ở Cầu Vực (Cổ Loa). Gần đây, các nhà khảo cổhọc đã phát hiện được ở chính khu vực đền Thượng thờ An Dương Vương ở Cổ Loa lớp văn hóa có niên đại thế kỷ 3 tr. Cn., tương ứng với thời kỳ đóng đô của An Dương Vương. Điều đáng nói ở đây là chính trong tầng văn hóa đó đã phát hiện nhiều khuôn đúc mũi tên đồng ba cạnh như đã từng phát hiện ở Cầu Vực.

Chúng tôi đã tiến hành đúc các mũi tên đồng theo mẫu mũi tên đồng Cổ Loa. Lẫy nỏ cũng sẽ được tổ chức đúc trong thời gian tới. Vận dụng các mẫu máy nỏ trong Tam Tàiđồ hội, Vũ bị chế thắng chí, Vũ Kinh tổng yếuvà máy nỏ trên phù điêu Ăng Co, máy nỏhạm đội Hy Lạp – La Mã, chúng tôi đã tổ chức những thợ làm nỏ có kinh nghiệm của người Mường thử phục dựng máy nỏ và nỏ cá nhân thời Văn Lang – Âu Lạc. Bước đầuđã phục dựng được ba loại máy nỏ dùng bắn một và nhiều mũi tên đồng một lúc. Sự khácbiệt của hai loại máy nỏ này ở nguyên tắc tạo lực bật và dàn bệ bắn. Mẫu A, tương tự một chiếc nỏ của người Mường phóng đại với sự hỗ trợ của kỹ thuật tăng lực bật nhờ các cánhnỏ phụ cùng chiều. Mẫu B có hai cánh cung song song kết nối tạo chung lực bật, dànkhung có rãnh chạy, tạo lực văng theo nguyên tắc ném để đẩy mũi tên đi. Mẫu C làm theo hình mẫu vẽ trong Vũ kinh tổng yếu và hình khắc trên phù điêu Ăng Co có niên đạihơn ngàn năm nay với đặc điểm lực bật tạo bởi hai cánh cung song song và một cánh cung úp bụng ngược lại tạo lực bật gấp 3 lần cánh đơn.Ngoài ra chúng tôi tiến hành phục dựng một nỏ cá nhân có lẫy đồng theo nguyên mẫu khai quật khảo cổ học từ những mộ táng có tuổi cách nay trên 2000 năm.

Vật liệu chế tạo nỏ là những vật liệu Mườngtruyền thống: cánh nỏ bằng một loại tre luồng đặc biệt, hiện chỉ còn rất thưa thớt trong một số gia đình hoặc trên các cánh rừng nguyên sinh ở độ cao trên 500m. Thân nỏ làmbằng gỗ nghiến và sao đỏ với dạng thớ mịn nhưng quánh, dẻo. Dây căng cánh nỏ làm từ xơ gai tôm, một loại gai chỉ dành riêng cho nỏ. Khi xe sợi gai người Mường dùng nhựa lá khoai lang hay nhựa cây sắn thuyền để làm chúng săn chắc nhưng mềm dẻo. Lẫy nỏ làm bằng tre, tay quay làm bằng gỗ trắc.Mũi tên nỏ làm từ thân cau già đính đuôi cánh bằng mo cau hoặc lông ngỗng. Chế tạomột máy nỏ đầy uy lực có thể bằng các dụng cụ thô sơ: rìu chặt, khoan tay tương ứng với hệ công cụ – kỹ thuật Đông Sơn.

Nỏ liên châu vẽ trong sách Vũ bị chế thắng chí.

Kết quả bắn thử mẫu máy nỏ A(2)cho thấy độ chínhxác rất cao trong trường hợp bắn một tên có mang đầu tên bằng đồng hoặc không. Tầm xa có thể đạt được 120 mét với mũi tên đồng bắn đơn. Trong khoảng 20 mét độ công phá đâm xuyên đạt 20-30cm khi gặp mục tiêu động vật có xương sống (trâu bò, lợn, người…). Khi bắn nhiều mũi tên một lúc, độ sát thương cao trong vòng 10-20m. Với mũi tên đồng bắn phát một, nỏ lớn có thể bất ngờ tiêu diệt mục tiêu quan trọng ở cự ly xa, thường là các tướng lĩnh chỉ huy quân đối phương. Với cách bắn nhiều mũi tên một lúc (không cần mũitênđồng) có thể ngăn chặn hiệu lực đám đông kẻ địch tấn công trong cự ly từ 30 đến 50 mét. Uy lực của nỏ lớn gây tâm lý e ngại cho kẻ địch trước khi có thể tiếp cận xáp chiến bằng giáo, rìu, kiếm. Chính uy lực này khiến chúng được thần thánh hoá: nỏ thần, gắn với tên tuổi người đã phát minh là Cao Lỗ (Nỗ). Hình tượng thần Kim Quy trao móng vàng cho An Dương Vương để làm lẫy nỏ thần thực tế chỉ phản ánh hình ảnh loài bò sát có mai như rùa, giải – ba ba có một cơ chế thò thụt chân, đầu rất linh nghiệm. Cơ chế này gợi ý người xưa chế ra những bộ máy đầu tiên mà máy nỏ – lẫy nỏ là một ứng dụng khoa học xảy ra vào khoảngthế kỷ 4-5 tr.Cn. Còn ở thời điểm An Dương Vương, thế kỷ 3 tr.Cn. máy nỏ được sử dụng cho những cỗ nỏ tập thể bắn những mũi tên bằng đồng. Dàn máy nỏ dễ thao tác nhất là ở độ cao với chân đế vào khoảng 1m. Độ bắn xa khi tầm ngắm chếch 10-12 độ với loại mũi tên đồng kiểu Cổ Loa (có ba cạnh, phần mũi dài 5cm, nặng cả chuôi lẫn mũi là7-10gr/mũi), thân cán dài gỗ cau dài 80 cm, đường kính 0,8cm (Nếu kể cả phần mũi tên bằng đồng thì toàn thân tên dài 84cm, nặng 80 – 100gr) đã đạt được cự ly xa 120 mét.Đường đạn bắn thẳng trong khoảng 10m. Nếu đặt thân nỏ ở 0 độ, đường đạn đi thẳng 10m sau đó rơi cắm xuống đất ở cự ly 16m. Điều chỉnh tầm ngắm lên khoảng 7 độ (thước ngắm độ 12 chiếu thẳng đầu mũi tên tới hồng tâm) có cự ly đi xa hơn gấp đôi, đạt khoảng35 – 40m, đường cầu vồng cong nhẹ nằm trong khoảng sát thương mục tiêu trong mọi khoảng cách. Đây chính là tầm ngắm hợp lý nhất cho loại cung nỏ này khi muốn bắn trúng hồng tâm ở độ xa 25m. Điều chỉnh tầm ngắm lên khoảng 10 độ dễ dàng trúng hồngtâm trong khoảng 30m và ở 12 độ có thể trúng đích ở 50m.

Thí nghiệm đúc mũi tên Cầu Vực, Cổ Loa (hiện vật gốc ở góc dưới bên phải).

Phần mũi tên bằng đồng đượcđúc bằng khuôn hai mang, dựa vào những mũi tên khai quật được ở Cổ Loa. Khai quật gần đây nhất đã phát hiện khuôn đúc ba mang. Các khuôn rời được gắn kết lại thành mộtdãy để rót khuôn liên hoàn. Các mũi tên này sau khi dũa chỉnh được gắn vào cán gỗ bằng hai cách: cắt một phần mũi tương ứng trên cán gỗ rồi dùng dây gai buộc ép phần chuôi đồng, sau đó gắn bằng nhựa thông. Cách thứ hai là khoan lỗ rồi đưa chuôi đồng vào saukhi đã rót nhựa thông vào đó. Dùng dây gai buộc bên ngoài. Phần cán nhỏ, dài có xu hướng đi xa hơn.

Thân cau không có khấc, rất thẳng khá tiện dụng để làm cán tên có độ dài lớn. Cánh tênlàm bằng mo cau rất phù hợp với độ bền và trọng lượng phần đốc. Những thí nghiệm tiếp theo sẽ giúp chúng tôi xác định độ dài, đường kính vàtrọng lượng hợp lý nhất cho loại nỏ này. Máy nỏ tập thể kiểu A và B mà chúng tôi phục chế cần tối thiểu hai người để cóthể tời căng dây. Độ căng và sức bật của nỏ chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết, đặc biệtlà độ ẩm. Tốc độ cho một lần bắn kéo dài khoảng 2 phút, chủ yếu là thời gian tời căngdây nỏ. Tốc độ bắn như vậy khiến máy nỏ tập thể chỉ phù hợp cho tác chiến tĩnh với những mục tiêu rấtcụ thể.

Hiện tại chúng tôi đã hoàn tất phần lý thuyết và dựng xong hai mẫu nỏ B và C. Trong thời gian tới, khi có đủ kinh phí chúng tôi sẽ thực hiện các thí nghiệm để tìm ra kích thước, trọng lượng mũi tên hợp lý cũng như tính chính xác đườngđạn cho từng loại nỏ. Một mục tiêu của thí nghiệm nữa là làm sao bằng các vật liệu thô sơ tạo được loại “máy nỏ thần bí” nổi tiếng trong binh thư nhà Tống có thể đạt độ xa 1.500m.

Máy nỏ thử nghiệm kiểu A

CHÚ THÍCH:

1. Trong thư tịch Trung Quốc cổ đại đều xác nhận trung tâm nỏ của Trung Quốc là vùngLưỡng Quảng (Quảng Đông, Quảng Tây). Thực ra đó chỉ là phân bố cực bắc của một trung tâm nỏ mà bắc Việt Nam là một trung tâm quan trọng. Trước khi về lập đô ở Cổ Loa, đất Tây Âu của ThụcPhán(An Dương Vương) bao gồm cả Quảng Tây và các tỉnhLào Cai, Hà Giang, Cao Bằng – vùng đất này có thể coi là trung tâm phía bắc của vùng văn hoá nỏ.

2. Các mẫu B và C chưa có điều kiện bắn thử. Xin bổ sung kết quả sau khi tiến hành bắn thử vào những ngày tới đây. So với các nỏ thời Tống thì độ bắn xa gần tương đương. Ví dụ, loại “Tiểu hợp đạn nỗ” có hai cánh cung úp ngược, cần bẩy người phục vụ có thể bắnmột mũi tên lớn đi xa 140 bộ (khoảng200 mét). Loại “Tam cung nỗ” có tới ba cánh cung hai xuôi một ngược, 30 người phục vụ, bắn được xa hai trăm bộ (khoảng 300 mét). Loạimáy nỏ bắn xa nhất vào đời Tống cần đến 100 người phục vụ, có thể bắn tới tầm xangànbộ ( khoảng 1500m).

School@net Nguyễn Việt



Những bài viết khác:
Gặp “o du kích nhỏ” (28/04/2012)
Vài nét về các nhà nhiếp ảnh từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam và Saigon - Chợ Lớn - Phần IV (18/04/2012)
Vài nét về các nhà nhiếp ảnh từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam và Saigon - Chợ Lớn - Phần III (17/04/2012)
Vài nét về các nhà nhiếp ảnh từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam và Saigon - Chợ Lớn - Phần II (16/04/2012)
Vài nét về các nhà nhiếp ảnh từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam và Saigon - Chợ Lớn (13/04/2012)
Vài nét về các nhà nhiếp ảnh từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam và Saigon - Chợ Lớn - Phần I (12/04/2012)
Vài nét về các nhà nhiếp ảnh từ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 ở Việt Nam và Saigon - Chợ Lớn (11/04/2012)
Trùng tu Ô Quan Chưởng: Không thể làm giả để... quen mắt (17/03/2011)
Đảo Ngọc Sơn ở Hồ Hoàn Kiếm đổi thay như thế nào trong lịch sử? (18/02/2011)
Mối liên hệ lịch sử của các địa danh quanh hồ Hoàn Kiếm là gì? (11/02/2011)

School@net Technology Company.
Công ty Công nghệ Tin học Nhà trường.

Phòng 804, nhà 17T1, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
Điện thoại: 84-24-62511017
Email: kinhdoanh@schoolnet.vn
Website: www.vnschool.net, www.schoolnet.vn, www.thnt.vn